- Lịch sử hình thành:
Làng nghề thêu Minh Lãng, Vũ Thư, Thái Bình ra đời giữa những năm đầu thế kỷ 19. Vào thời Minh Mạng (1825), nhà Nguyễn nhu nhược, ăn chơi sa đoạ. Mất mùa, nạn đói và dịch bệnh hoành hành. Lại thêm một cơn bão lớn năm đó làm cho cả một vùng đồng bằng Thái Bình – NamĐịnh, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Ba cụ Nguyễn Như Khang, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Ca đã rời làng ra đi. Biền biệt suốt một thời gian dài, 3 cụ trở lại làng. Và ngay ngày hôm sau, dân làng ngạc nhiên vì thấy thợ mộc kéo đến nhà 3 cụ dựng lên những chiếc khung lạ lẫm hình chữ nhật. Ban đầu con cháu của các cụ được truyền dạy cách căng khung, cầm kim, pha chỉ và thêu những bức tranh đầu tiên. Chẳng bao lâu sau, hai làng Phù Lôi và Bùi Xá, nhà nào cũng đều cho con đến học nghề các cụ. Và thế là từ đó, nghề thêu của Minh Lãng ra đời. Tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay, nghề thêu Minh Lãng cũng đã trải qua biết bao thăng trầm. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, dưới chế độ phong kiến, sản phẩm thêu tay của Minh Lãng chủ yếu là mũ, áo, xiêm y, tranh ảnh phục vụ các quan lại, chức sắc. Từ những năm hoà bình cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 là giai đoạn phát triển của nghề thêu Minh Lãng
- Hiện trạng phát triển: