• Tên công ty: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
  • Địa chỉ: Xã Hồng Thái - Kiến Xương - Thái Bình
  • Điện thoại: 0912112912
  • Email: hainamsat@gmail.com
Hồ sơ công ty
Giỏ hàng của bạn
Sản phẩm 0
Giá 0 VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến
Trang chủ Giới thiệu

- Tên gọi làng nghề truyền thống:

CHI HỘI MỸ NGHỆ KIM HOÀN ĐÁ QUÝ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM

- Lịch sử hình thành:

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng độc đáo. Làng nghề nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Những ghi chép trong sách sử cho biết: làng này hình thành vào cuối thời Trần-Hồ, cách chúng ta ngày nay trên 600 năm. Nhưng nghề chạm bạc ở đây thì mãi về sau mới xuất hiện. Làng hiện còn một am thờ và một tấm bia đá ở trong khu chùa Ðường (thôn Thượng Gia ngày nay). Ðó là một văn bia Tổ nghề (dựng năm 1689). Trên văn bia có ghi: "Hoàng triều Chính Hoà thập niên, Tổ phụ Nguyễn Kim Lâu (...) Bảo Long tụ lạc học nghệ, đáo Ðồng Xâm xứ kiến lập thập nhị phường kim hoàn truyền nghệ." Tạm dịch: Năm thứ mười dưới triều vua Chính Hoà (1689), vị tổ sư Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long, tới xứ Ðồng Xâm lập ra mười hai phường để truyền nghề. Nguyễn Kim Lâu sống vào khoảng đầu thế kỷ 17. Và như vậy nghề chạm bạc Ðồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm nay. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát...về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc.

- Hiện trạng phát triển:

Đến nay đã phát triển lan rộng ra hai xã lân cận là xã Lê Lợi và xã Trà Giang, hình thành một vùng nghề rộng lớn chạy dài 6km gọi tắt là vùng nghề chạm bạc Lê - Hồng - Trà. Nếu chỉ tính riêng xã Hồng Thái cũng có tới 150 cơ sở sản xuất và hộ gia đình làm hàng thủ công chạm bạc với trên 2000 lao động của làng nghề. Chạm bạc Đồng Xâm trong mấy năm qua vẫn không ngừng phát triển, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Riêng xã Hồng Thái doanh thu năm 2010 đạt 43 tỷ đồng, năm 2011 đạt 50 tỷ đồng chiếm 57,8% tổng doanh thu của địa phương.

Sản phẩm của làng nghề dường như không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trong nước mà còn được khách ngoài nước biết tiếng. Nghề truyền thống này là niềm tự hào của người dân nơi đây, do thu hút một lực lượng lao động khá lớn, đem lại thu nhập ổn định cho người làm nghề.